Rạn da là hiện tượng tự nhiên không gây nguy hiểm ở tuổi dậy thì. Nguyên nhân là do ở độ tuổi dậy thì, cơ thể phát triển rất nhanh về chiều cao, cân nặng, tốc độ phát triển nhanh khiến da không kịp thích ứng với sự thay đổi cơ thể. Vậy làm thế nào để trị rạn nứt da ở tuổi dậy thì?
Nguyên nhân gây lên rạn nứt da ở tuổi đậy thì
Nguyên nhân gây rạn da là do sự thay đổi bất thường trong tế bào cơ bản của da. Ở giai đoạn đầu, những vết rạn da xuất hiện dần dần, ban đầu là màu hồng sau đó chuyển sang màu đỏ, và theo thời gian phát triển chúng sẽ chuyển sang màu tím nhẹ và cuối cùng thành vết nhăn mỏng màu trắng mờ.
Hormon cũng liên quan trong việc gây ra vết rạn. Những thay đổi về hormon gây hạn chế tính đàn hồi của da khiến tình trạng rạn da càng mạnh.
Rạn da cũng có yếu tố di truyền, nếu mẹ bị thì con gái cũng hay bị.
Những bộ phận dễ bị ảnh hưởng nhất khi bị rạn nứt da ở tuổi dậy thì
Rạn da thường xuất hiện trên những vùng có các cơ hoạt động mạnh hoặc vùng dễ mất chất béo nhanh:
- Đùi và vú
- Lưng
- Cánh tay
- Mông
- Bụng
- Đầu gối
Hướng dẫn điều trị rạn nứt da ở tuổi dậy thì
Hãy luyện tập thể dục thường xuyên
Bạn hãy thường xuyên tập thể dục. Đây là một trong những cách tốt nhất để điều trị rạn da ở tuổi dậy thì. Tập thể dục giúp ngăn sự tăng cân và giảm mỡ. Ngoài ra, tập thể dục còn có tác dụng điều hòa cơ thể và hạn chế sự phát triển của các vết rạn da.
Dùng kem thoa
Nếu thấy các vết rạn da mất nhiều thời gian để hồi phục, bạn có thể dùng thuốc trị rạn da có bán trên thị trường. Thuốc trị rạn da có chứa collagen và elastin có tác dụng phục hồi da. Hầu hết thuốc chống rạn da của các thương hiệu uy tín đã được kiểm tra về độ an toàn.
Sử dụng dầu massage giàu vitamin E
Thường xuyên massage khu vực rạn da bằng dầu có chứa vitamin E sẽ giúp giảm các vết rạn da. Tuy nhiên, bạn cần phải kiên nhẫn với phương pháp này để cảm nhận được kết quả rõ rệt. Ngoài ra, việc sử dụng kem dưỡng ẩm cũng giúp làn da trở nên đàn hồi hơn, ngăn ngừa và kiểm soát vết rạn da tốt hơn.
Xem thêm:
- 5 bước chăm sóc để có làn da trắng mịn chuẩn Hàn Quốc
- Top 4 cách làm trắng chân tại nhà bằng các nguyên liệu thiên nhiên
Laser trị rạn da
Liệu pháp này sử dụng tia laser nhằm thúc đẩy sự hình thành các sợi elastin và collagen trong cấu trúc. Từ đó cải thiện độ săn chắc và làm mờ các vết rạn. Tuy nhiên liệu pháp laser chỉ phù hợp với những trường hợp rạn da mới xuất hiện
Liệu pháp Microdermabrasion
Liệu pháp này sử dụng thiết bị chuyên dụng nhằm để mài mòn lớp biểu bì. Áp dụng liệu pháp Microdermabrasion giúp loại bỏ vết sạm đen và vết rạn trên bề mặt.
Rạn nứt da tuổi dậy thì có tự hết theo thời gian?
Rạn da hình thành là do sự đứt gãy các bó sợi Collagen và Elastin khi da bị căng giãn quá mức, dẫn đến sự xuất hiện của các vết rạn trên những vùng da như bụng, đùi, mông, ngực hay bắp tay, bắp chân… Biểu hiện lúc đầu là những vệt hồng, đỏ hoặc đỏ tím, sau đó chuyển sang màu trắng sáng hoặc bạc và hình thành các đường rạch lõm. Vì vậy, rạn da không tự hết theo thời gian mà chỉ chuyển đổi màu sắc.
Nếu bạn đang gặp vấn đề về rạn nứt da ở tuổi dậy thì, bài viết này sẽ là một cẩm nang hữu ích để tìm ra phương pháp cải thiện da phù hợp nhất với bản thân. Chúc bạn luôn thành công trong cuộc sống.
Bạn có thể quan tâm: 7 cách chữa rạn da ở bắp chân an toàn và hiệu quả nhất TẠI ĐÂY